Những cái nhìn từ Israel và Việt Nam
Ngày 20/7/2023, Hội nghị “Việt Nam và Israel phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng” do Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức chia sẻ những điển hình về phòng chống bạn bắt nạt trên mạng cùng các hướng tiếp cận sáng tạo đa ngành để nâng cao nhận thức cho xã hội về vấn đề ngày càng nóng trên toàn cầu này.
Diễn giả đến từ Israel Doron Herman, nhà sáng lập doanh nghiệp giáo dục Safe School Analytics, chia sẻ với đông đảo đại diện bộ ngành Việt Nam về các biện pháp và mô hình mà Israel đang áp dụng để chống bắt nạn trên mạng. Trong đó, phải kể tới nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về vấn đề này do Israel đề xuất. Israel cũng đã thành lập một cơ quan liên bộ, vận hành đường dây nóng 105 để tiếp nhận câu hỏi và báo cáo từ người dân về hành vi bắt nạt mạng.
Các giải pháp công nghệ cũng là thế mạnh của Israel trong lĩnh vực này, điển hình là các nội dung giảng dạy do doanh nghiệp của Doron Herman phát triển nhằm hỗ trợ nhà trường giáo dục trẻ em về năng lực cảm xúc xã hội và an toàn trên mạng. Giải pháp này nhận được sự ủng hộ của nhiều người có ảnh hưởng trong xã hội Israel, như ngôi sao điện ảnh Gal Gadot. Ngoài ra, còn có những ứng dụng trên điện thoại, như Keeps Child Safety của Israel, sử dụng AI để nhận diện tin nhắn có nội dung bắt nạt trong điện thoại của trẻ và báo cho cha mẹ trong vòng 20 phút.
Doron Herman là chuyên gia người Israel về lãnh đạo khởi nghiệp và báo chí, từng là trưởng ban Tin An ninh tại kênh truyền hình Channel 10, đưa tin về nạn bắt nạt. Ông sáng lập Safe School Analytics, một công ty khởi nghiệp cung cấp kĩ năng sống và kĩ năng số hữu ích cho trẻ em. Hiện ông tập trung truyền đạt các vấn đề an ninh và an toàn số cho trẻ em.
Nghiên cứu của Microsoft vào năm 2020 cho thấy cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. 21% những người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối. Hiện Việt Nam cũng đã có các quy định của pháp luật liên quan đến bắt nạn trên mạng, trong đó có Luật An ninh mạng (2018), Luật Trẻ em (2016), quy chế phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông trong tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em và theo dõi dữ liệu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.
Hội nghị nhắm tới trao đổi các cách thức củng cố năng lực bắt nạt mạng tới các bên tham gia trong nước thông qua chế tài pháp luật và tiến bộ công nghệ sáng tạo. Bên cạnh đó, các giải pháp còn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng tới một hiện tượng còn mới mẻ tại Việt Nam.